Tổ chức tài chính vi mô chính thức phải có chủ là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập hợp pháp, và khách hàng phải được xác nhận là nghèo hoặc từng nghèo

Khái niệm:: Tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (Khoản 6 Điều 6, Luật các Tổ chức tín dụng 2010).

Chủ sở hữu và thành viên sáng lập

Là:

  • tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc
  • tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có chương trình dự án tài chính vi mô được chuyển đổi theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ

Hoặc có ít nhất một thành viên sáng lập là:

  • tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án TCVM hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép (đối với hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên)

(Điều 8, Thông tư 03/2018/TT – NHNN)

Xem thêm:: Ở VN chỉ có duy nhất 1 tổ chức chính trị và 5 tổ chức chính trị - xã hội

Khách hàng tài chính vi mô

Là:

  • cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, cá nhân đại diện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ quy định của pháp luật
  • cá nhân thuộc hộ gia đình, cá nhân đại diện cho hộ gia đình từng là khách hàng tài chính vi mô của tổ chức tài chính vi mô đó nhưng đã thoát nghèo, cận nghèo

(Khoản 6, 7 Điều 3 Thông tư 03/2018/TT – NHNN)

Giá trị khoản vay chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã thoát nghèo và muốn mở rộng kinh doanh
Trích từ:: Ảnh hưởng của các tổ chức tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện.pdf