Quỹ tín dụng vi mô Quả Cầu
Ý tưởng
Khi một người cần vay thì sẽ có 2 nguồn để vay:
- Mượn từ bạn bè, người thân
- Từ các dịch vụ cho vay, dù đó là dịch vụ chính thức hay phi chính thức
Nhưng mượn từ bạn bè, người thân thì khó mở lời, mà nếu đã mở lời thì cũng có vô số lý do để họ không cho mượn. Còn đi vay dịch vụ thì có thể không đủ điều kiện để vay được số tiền cần thiết, hoặc lãi quá cao. Và kể cả có vay được thì số tiền vay được cũng có thể không đủ để xử lý vấn đề. Nhưng gốc rễ của tất cả những chuyện này vẫn là họ cần mượn rất nhiều tiền. Tức là nếu cho những người này vay tiền thì gần như là chỉ một, hai lần là đã hết sạch quỹ.
Nên để đảm bảo sự bền vững, thậm chí là sự khả thi, công việc chính của quỹ này không phải là cho vay, mà là hỗ trợ họ vay bằng cách đứng ra mở lời cũng như đảm bảo họ sẽ trả nợ đúng cam kết. Điều đó khiến cho việc giúp đỡ họ cơ bản không khác gì mở tài khoản trên Thiennguyen.app hay GoFundMe rồi chia sẻ giùm, ai hỏi thì thay mặt họ trả lời thắc mắc. Nhưng sự khác biệt là quỹ này sẽ hỗ trợ người đi vay và người cho vay tốt hơn. Đặc biệt là phải tạo được nhiều động lực ở người cho vay hơn là tình thương thuần tuý. Cơ bản là thay vì nói "bạn cho bạn tui vay tiền được không", có thể việc nói rằng "quỹ tín dụng vi mô bên tui muốn mời bạn làm nhà đầu tư" sẽ hấp dẫn với họ hơn.
Bởi vì công việc chính của quỹ không phải là cho vay, mà là hỗ trợ họ vay, nên tốt nhất nhà đầu tư nên đầu tư trực tiếp cho người cần vay, chứ không phải cho quỹ. Nói cách khác, quỹ cần giúp đỡ người cần vay tự thành lập một quỹ cho riêng mình. Nói cách khác, quỹ cần tự nhân bản chính nó.
Mô hình hoạt động
Một điều chắc chắn là quỹ sẽ chỉ hoạt động phi chính thức chứ không đăng ký, vì tổ chức tài chính vi mô chính thức phải có chủ là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập hợp pháp, và khách hàng phải được xác nhận là nghèo hoặc từng nghèo.
Tuỳ vào độ đáng tin của người cần vay mà sẽ cho vay theo nhóm hay cho vay cá nhân. Cho vay theo nhóm bền vững hơn, ít bị quịt hơn. Cho vay cá nhân nhiều lợi nhuận hơn, dễ mở rộng phạm vi hoạt động hơn.
Có cho vay với mục tiêu huy động vốn để kinh doanh, đầu tư kiếm tiền không, hay chỉ giới hạn cho việc trả nợ, sinh hoạt?
Có 2 quan điểm về việc này:
- Người vững vàng là người không cần phụ thuộc vào người khác
- Việc phải dùng các dịch vụ tư bản phải chịu lãi cao hơn, cũng như tiếp tay cho sự bóc lột
Quan điểm đầu sẽ khuyến khích người cần vay tìm tới mình thử vay từ Các dịch vụ cho vay chính thức trước, sau đó nếu không được thì mới hỗ trợ. Với quan điểm sau thì quỹ sẽ hỗ trợ ngay luôn, việc tìm đến các dịch vụ kia chỉ là tạm thời trong lúc cấp bách.
Người cần vay
Phải hoàn thành bản câu hỏi cho người cần được hỗ trợ thoát nợ. Có thể lúc khẩn cấp thì không có thời gian để làm, nếu tin được thì cứ giúp trước, nhưng sau đó phải làm.
Phí, lãi
Nên tăng phí dịch vụ thay vì tăng lãi suất. Phí này cần phải đủ để đội ngũ duy trì hoạt động.
Tốt nhất chỉ huy động từ những người không yêu cầu thời hạn trả nợ và tính lãi một lần, không tính theo chu kỳ. Trong trường hợp cần huy động từ những người như vậy thì cần đảm bảo còn có đủ dự trữ để trả lãi kỳ tiếp theo cho họ. Phần lãi này người vay phải gánh.
Công việc
- Hỗ trợ người cần vay tạo hồ sơ bản thân để tăng sự minh bạch, giải trình. Hướng đến sự tự trị dữ liệu để người cần vay có thể chủ động xây dựng quỹ tín dụng của họ với các mối quan hệ của mình
- Đại diện giải đáp thắc mắc giữa các bên để giảm sự nhức đầu
- Hỗ trợ thương lượng với chủ nợ để giảm lãi
- Xây dựng hệ thống quản lý chi tiêu một cách trực quan
- Hỗ trợ nâng hạn mức, điểm tín dụng
- Hỗ trợ tạo sinh kế, thu nhập, dòng tiền và mở rộng mối quan hệ
- Đứng ra vay giùm, cho mượn tài sản thế chấp. Nếu người vay xù thì quỹ vẫn phải trả cho người cho vay. Hình thức này không khác gì một ngân hàng
- Kết nối người vay và người cho vay. Nếu người vay xù thì quỹ không phải trả cho người cho vay. Hình thức này không khác gì một sàn cho vay ngang hàng
FAQ
Nhỡ bị xù thì sao?
Có người bị xù nợ nói rằng họ cho người quen tới 10 năm, đi chùa cùng hàng tuần mà vẫn còn bị xù được. Họ biết được cả nơi sống của con nợ, vào tận nhà còn không đòi được, thì chẳng có lý do gì mà đảm bảo người ta không xù cả.
Nhưng người đó đã đồng hành với người đi vay như thế nào?
Liệu rằng thông tin ghi trong bản câu hỏi cho người cần được hỗ trợ thoát nợ sẽ giúp quỹ đồng hành được với người cần vay tốt hơn, và đáp ứng được các nhu cầu khác mà không cần phải dùng tới tiền? Công sức để trả lời chúng cũng khá lớn, và buộc người cần vay phải minh bạch, nên xem như ai hoàn thành được nó thì khả năng xù thấp hơn? Nhưng có lẽ hay hơn cả, là đừng xem người đi vay là thứ để mình kiếm lợi nhuận, mà hãy là một người bạn với họ. Hãy vẫn tiếp tục giúp đỡ họ, kể cả khi họ không trả tiền. Các công việc được liệt kê ở phần trên sẽ làm họ thấy mình đang không trục lợi họ, mà chỉ muốn nâng đỡ họ. Việc xù mình sẽ làm họ bất lợi hơn.
Chơi với lửa, chơi với dao. Điều đáng sợ mới đáng làm
Có lẽ câu hỏi tốt hơn không phải là "nhỡ bị xù thì sao", mà là "làm sao để hạn chế bị xù", và "phải làm gì để việc xù không gây ảnh hưởng".
Làm sao để hạn chế bị xù?
Ngoài việc yêu cầu phải hoàn thành tạo hồ sơ bản thân cũng như hỗ trợ họ kiếm tiền, để họ cảm thấy việc xù mình là bất lợi, thì có thể cho vay theo nhóm hơn là cho vay cá nhân. (Cho vay theo nhóm bền vững hơn, ít bị quịt hơn. Cho vay cá nhân nhiều lợi nhuận hơn, dễ mở rộng phạm vi hoạt động hơn). Điều này có nghĩa là những người vay phải quản lý tiến trình trả nợ của nhau. Ví dụ, những người đang nhờ Nhật đứng tên cần nói chuyện với nhau để có thể đảm bảo rằng Nhật không bị mất uy tín, để còn có thể đứng ra vay tiếp cho nhóm.
Phải làm gì để việc xù không gây ảnh hưởng?
Cách hoạt động của ngân hàng hay bảo hiểm khá đơn giản: phân tán rủi ro, lấy số đông may mắn bù cho số ít xui xẻo. Nó như kiểu trong transistor thì có những lỗ trống được tạo ra do thiếu electron vậy. Cái lỗ trống đó cứ chạy lòng vòng trong đó thì cũng không ai bị thiệt hại quá nhiều. Thực ra đây cũng chính là cách mà những người vay ngân hàng dùng các thẻ tín dụng khác nhau để xử lý, thường hay gọi là "đảo nợ" hoặc "xào thẻ". Về cơ bản vẫn là thu hút được nhiều người gửi tiền tiết kiệm. Cần tính toán làm sao để tiền lời vẫn đủ để có thể chấp nhận một số người xù.
Tương tự với việc nếu những người vay biết nhau thì sẽ làm giảm rủi ro họ xù mình, nếu những người cho vay cũng biết nhau thì sẽ làm tăng khả năng họ tin tưởng mình để cho mình vay được nhiều hơn.
Việc tìm giùm người có thể được xem như:
- Tìm người cần vay gửi cho quỹ
- Chuyển giao nợ lẫn nhau
Có thấy an toàn để hỏi không?