Tôi thấy việc lừa dối người khác là điều không nên

Thực ra miễn là số liệu của bạn được làm một cách hữu cơ thì bạn nói cho cả công ty biết cũng chẳng vấn đề gì. Làm nhân sự ảo khác với làm kết quả ảo. Đối với công ty, nhân sự có cộng tác viên riêng, nhân sự ảo, người đại diện nhóm, bán việc là những cái tên khác nhau cho cùng một thứ. Nên câu hỏi đặt ra không phải là bạn có làm nhân sự ảo hay không, mà là bạn có tạo kết quả ảo hay không?

Việc khai thác điểm yếu của con người đem lại lợi nhuận. Trước việc các tổ chức tư bản lợi dụng điểm yếu của chúng ta và được pháp luật bảo vệ, có lẽ sẽ có hai quan điểm chính:

  • Hướng đến sự công bằng: nếu họ được phép làm thế với tôi thì tôi cũng được phép làm thế với họ
  • Hướng đến sự liêm chính: nếu tôi cũng làm giống như họ thì tôi không có tư cách để phê phán họ

Có lẽ đây là một phần trong sự mâu thuẫn giữa hệ quả luận (consequentialism) và đạo nghĩa luận (deontology). Những người theo các trường phái này đã tranh luận nhiều lần nhưng vẫn chưa thể thuyết phục được trường phái kia thấy mình sai. Nếu bạn hướng đến sự liêm chính thì cũng không sao. Nhưng có lẽ bạn cũng sẽ khó khiến cho những người hướng đến sự công bằng thấy họ đang sai.

Điều này cũng giống như việc Lừa đảo hội lừa đảo vậy. Hai cái sai không làm nên cái đúng,
Xem thêm:: Lách luật là phạm luật một cách đúng luật

Tôi thấy việc lừa dối người chưa làm hại tôi trước là điều không nên

Quản lý cũng chỉ là người làm công ăn lương chứ không phải là cổ đông, nên về cơ bản họ cũng chịu sự bóc lột của tư bản. Đáng lẽ nạn nhân thì cần đoàn kết với nhau chứ không phải là lừa dối nhau chứ? Mà sự đoàn kết đòi hỏi sự thành thật. Đặc biệt là với các quản lý thể hiện sự quan tâm thực sự với nhân viên của mình. Cảm giác phải lừa dối người thực sự có quan tâm mình rất là khó chịu.

Nếu thỉnh thoảng bạn ăn gian thì họ cũng có thể nhắm mắt làm ngơ, giả vờ không biết. Ở một số nơi sẽ gọi chuyện này là "mắt nhắm mắt mở". Tiếng Anh gọi là "turn a blind eye". Có khi chính họ cũng làm vậy nhiều lần mới lên được chức quản lý, và họ làm được như vậy vì quản lý trước đó của họ cũng đã mắt nhắm mắt mở với họ. Nên thực ra bạn có nói thật thì trước mắt cũng sẽ không bị gì. Vấn đề là khi bị cấp lãnh đạo gây sức ép thì họ sẽ dễ bị lung lay, bởi vì trong thâm tâm họ đã biết chắc chắn là bạn làm ảo rồi. Nếu trong thâm tâm họ cũng không biết bạn có làm ảo hay không, thì họ sẽ bảo vệ bạn được tốt hơn. Họ cần sự thiếu bằng chứng rằng bạn làm ảo để có thể làm được điều đó. Có thể họ cũng đã phải làm vậy với quản lý trước đó của họ.

Hơn nữa, kể cả khi họ thông đồng với bạn, họ cũng có một cái cớ để ép bạn phải chạy số liệu ảo nhiều hơn, nếu không sẽ không bảo vệ bạn nữa. Nếu không có cách nào ràng buộc họ thì họ có thể
Chia sẻ rủi ro không đồng đều. Bạn bị phát hiện là chạy khách ảo thì cũng không thiệt quá nhiều cho họ

Làm kết quả ảo cần giống làm thật để không tạo ra sự mất cân bằng trong hệ thống và để người làm thật không cảm thấy bất công

Khi nào thì tôi có thể chấm dứt chuyện phải giả tạo và lợi dụng nhau thế này?

Khi lập được công đoàn có tiếng nói, đảm bảo rằng việc họ tham gia không làm họ mất việc.

Xem thêm

Công việc vô nghĩa, tổ chức vô lý